Náo Tru Tiên

7.88/10 trên tổng số 34 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Đang Cập Nhật
Náo Tru Tiên (Sắc Hiệp), xoay quanh nhân vật chính Lưu Kỳ. Trong một lần vô tình hắn đã xuyên không vào thế giới tru tiên. Bằng tính cách bất hảo hắn sẽ náo loạn tru tiên như thế nào. Mời mọi người đọ …
Xem Thêm

Từ thời thái cổ, nhân loại đối với thế giới quanh mình, thảy những sự kỳ dị, chớp loè sấm động, gió dữ mưa to, thiên tai nhân hoạ, thương vong vô số, lũ lụt khắp nơi, tuyệt không phải những sự sức con người có thể làm được, có thể chống cự được. Bèn cho rằng trên chín tầng trời có chư vị thần linh, dưới chín tầng đất có dồn đống âm hồn, diêm la điện phủ.

Vì vậy truyền thuyết thần tiên lưu lại hậu thế. Chẳng biết bao nhiêu con dân loài người, thành tâm khấu đầu, cứ hướng về những thần minh do trí óc mình tưởng tượng ra mà lễ lạt cúng bái, cầu phúc tố khổ, hương khói rất thịnh.

Từ xưa tới nay, người thường chẳng ai là không chết. Nhưng thế nhân đều ham sống sợ chết, mỗi khi nói đến địa phủ diêm la, thì thường thêm thắt bao điều ghê sợ, rồi nảy ra cái thuyết trường sinh bất tử.

So với những giống loài sinh linh khác, con người thể chất kém, nhưng lại là linh trưởng của vạn vật, đó tuyệt không phải là lời nói giả. Với động lực săn đuổi sự trường sinh, hết đời này sang đời khác, những kẻ thông minh chí sỹ, người trước nằm xuống người sau đứng lên, đổ hết tinh lực suốt kiếp, vẫn cặm cụi đi tìm..

Cho mãi đến nay, tuy vẫn chưa tìm thấy sự trường sinh bất tử, nhưng có một số nhà tu chân luyện đạo đã nhìn thấu được thiên địa tạo hoá, lấy thân phận của người phàm để điều khiển những thế lực bất trắc, nhờ sức các loại bảo bối thần bí, dụng cụ làm phép, có thể khiến lung lay cả trời đất với uy lực sấm sét.

Nhiều vị tiền bối đắc đạo cao thâm, truyền thuyết kể họ đã sống lâu hàng ngàn năm không chết. Người đời cho rằng vậy là đắc đạo thành tiên, nên càng ngày càng có thêm nhiều người lao vào con đường tu chân luyện đạo.

Thần Châu hạo thổ rộng lớn khôn cùng. Duy chỉ có vùng đất Trung Nguyên là phì nhiêu phong mỹ nhất, tám đến chín phần mười dân cư trong thiên hạ đều sống tụ lại đây. Những vùng hoang địa ở Đông Nam Tây Bắc, núi cheo leo sông hung dữ, nhiều mãnh thú ác điểu, nhiều hư trướng độc vật, cũng nhiều loài man di mọi rợ, ăn lông ở lỗ, hiếm thấy dấu vết con người. Tương truyền trong nhân gian từ xưa, có những di chủng hồng hoang sót lại trên nhân thế, nấp trong thâm sơn mật cốc, thọ đến vạn năm, nhưng chưa có ai nhìn thấy.

Cho đến ngày nay, những người tu chân luyện đạo trong nhân gian, phần lớn đều như cá diếc qua sông, nhiều không đếm xuể. Thần Châu hạo thổ rộng lớn, kỳ nhân dị sỹ đông đúc, cách thức tu chân luyện đạo cũng vô số, chẳng hề giống nhau. Chưa tìm ra cách nào để trường sinh, nhân gian đã hình thành các môn các phái, có chính có tà. Từ đó nổi lên những quan điểm riêng, rồi đấu đá lẫn nhau đến nỗi tranh phạt gϊếŧ chóc diễn ra vô số kể.

Khi sự trường sinh bất tử xem ra xa xôi quá không nắm bắt nổi, thì những sức mạnh có được nhờ tu luyện dần trở thành mục tiêu của rất nhiều người.

Thế gian ngày nay, chính đạo đang thịnh, tà ma tránh lui. Vùng đất trung nguyên sơn linh thủy tú, nhân khí cường thịnh, sản vật phong phú, là nơi chiếm cứ bền vững của các chính phái, trong đó đặc biệt có ba phái lớn đứng đầu, là Thanh Vân Môn, Thiên Âm Tự và Phần Hương Cốc

Câu chuyện này, bắt đầu từ "Thanh Vân Môn".

Chú thích. Thần Châu hạo thổ: Thần Châu là mỹ danh cũ chỉ Trung Quốc, hạo thổ chỉ mảnh đất rộng lớn mênh mông

Thanh Vân

Dãy núi Thanh Vân nguy nga sừng sững, hùng cứ Trung Nguyên, phía bắc núi có một dòng sông lớn tên gọi Hồng Xuyên, phía nam là trấn quan trọng "Hà Dương Thành", chẹn lấy chỗ hiểm yếu của thiên hạ, vị trí địa lý hết sức trọng yếu.

Núi Thanh Vân kéo dài liên tục trăm dặm, nhấp nhô trùng điệp, có bảy ngọn cao nhất, vươn ngập trong mây, ngày thường chỉ thấy mây trắng vờn quanh sườn núi, không nhìn được đỉnh ngọn. Núi Thanh Vân có rừng rậm rạp, có thác đổ, vách núi dị kỳ, chim quý thú lạ rất nhiều, cảnh quan âm u hiểm trở, nổi tiếng trong thiên hạ.

Nhưng còn nổi tiếng hơn, lại là một môn phái tu chân trên núi này -- Thanh Vân Môn.

Thanh Vân Môn có lịch sử rất lâu đời, từ khi sáng lập đến giờ đã hai ngàn năm có lẻ, đứng đầu trong hai phái chính tà hiện nay.

Nghe nói tổ sư khai phái vốn là một thầy tướng trong giang hồ, nửa đời thất vọng, buồn bực bất đắc chí. Năm 49 tuổi, ngao du khắp nơi, trên đường đi qua núi Thanh Vân, vừa nhìn đã nhận ra nơi đây có vẻ thiêng liêng kỳ tú, tụ được linh khí của trời đất, là một nơi tốt đẹp vào bậc nhất. Lập tức đăng sơn, ăn gió nằm sương, tu chân luyện đạo, chưa được bao lâu, lại tìm đuợc một quyển sách cổ không tựa đề trong một hang sâu bí mật, trên đó ghi chép những thuật pháp môn kỳ ảo, thâm thuý cao xa, mà lại diệu dụng vô cùng, uy lực cực lớn.

Thầy tướng nọ được mối kỳ ngộ này, dốc lòng tu tập. Thấm thoắt hai mươi năm, có chút tựu thành, bèn xuất núi. Trải qua mấy trận mưa gió giang hồ, tuy không thể độc bá thiên hạ, nhưng cũng trở thành người hùng một phương. Bèn ở trên núi Thanh Vân, khai tông lập phái, đặt tên "Thanh Vân". Vì nội dung trong quyển sách không có tựa đề kia rất gần với đạo gia, nên ông ta bèn phục trang đạo nhân, tự xưng hiệu Thanh Vân Tử, đệ tử đời sau tôn xưng là Thanh Vân Chân Nhân.

Thanh Vân Tử thọ 167 tuổi, sinh thời thu nạp mười đệ tử, lúc lâm chung có dặn rằng: "Ta nửa đời đã học đến tận cùng về tướng thuật, tinh yếu nhất chính là tướng phong thủy. Núi Thanh Vân này là linh địa hiếm có trong nhân gian, phái Thanh Vân ta giữ ngọn núi này, về sau nhất định sẽ hưng thịnh, các ngươi quyết không thể bỏ được. Nhớ lấy, nhớ lấy!"

Lúc ấy mười đệ tử đều gật đầu, tin tưởng chắc chắn rồi, Thanh Vân Tử mới nhắm mắt tắt nghỉ. Không ngờ trong vòng một trăm năm sau đó, chẳng biết là có phải ý trời ghẹo người, hoặc căn bản là Thanh Vân Tử tướng thuật không tinh, Thanh Vân Môn không chỉ không phát triển, mà mỗi ngày một suy vi.

Trong mười đệ tử, có hai người chết sớm, bốn người bỏ mạng trong những cuộc huyết sát giang hồ, một người tàn phế, một người mất tích, chỉ truyền lại hai chi phái.

Trải qua năm mươi năm, trong vòng một trăm dặm quanh núi Thanh Sơn đã xảy ra những thiên tai địa chấn chưa từng có, ngập lụt khủng khϊếp, đất rung núi chuyển, tử thương vô số, lại dứt tuyệt đi một chi phái. Mà còn lại mỗi một người, nhưng tư chất có hạn, bản lĩnh thấp kém, vốn chẳng thể khôi phục được phong quang năm xưa của Thanh Vân Tử, lại còn vì duyên cớ quyển sách cổ kia, kích động kẻ thù bên ngoài đến tranh đoạt, mấy phen huyết chiến, nếu không phải là nhờ mấy pháp bảo lợi hại mà Thanh Vân Tử để lại, thì e rằng Thanh Vân Môn đã bị người ta diệt tận rồi.

Tình cảnh này kéo dài đúng bốn trăm năm, Thanh Vân Môn không hề khởi sắc, hầu như có thể dùng từ "ngắc ngoải" để hình dung. Đến phút cuối, thậm chí còn bị người bắt nạt đến tận cửa nhà, trong bảy ngọn núi cao của Thanh Vân, ngoài ngọn chính Thông Thiên Phong, sáu ngọn còn lại đều bị ngoại địch chiếm hết, trong đám ngoại địch đó còn có cường đạo hãn phỉ, lấy làm cứ điểm, cướp bóc bốn phương, hoành hành ngang ngược.

Những người không rõ nội tình phần lớn đều hiểu nhầm, cho rằng Thanh Vân Môn đã sa sút mất rồi, mặc dù đệ tử Thanh Vân giải thích rất nhiều, rằng cũng có lòng gϊếŧ địch, hiềm nỗi lực bất tòng tâm, thật đáng thương. Đến nay nghĩ lại, lúc ấy quả thực là quãng thời gian cay đắng nhất của cả phái Thanh Vân.

Mãi cho đến thời điểm một nghìn ba trăm năm trước, tình hình mới có thay đổi.

Có lẽ là tướng thuật của Thanh Vân Tử rốt cục cũng hiển linh, hoặc là trời già mệt rồi, không muốn trêu cợt Thanh Vân Môn nữa, đến lúc ấy, trong đám truyền nhân đời thứ mười một của Thanh Vân Môn, lại xuất hiện một nhân vật tuyệt luân, kinh thế hãi tục đứng lên dẫn dắt - Thanh Diệp Đạo Nhân.

Thanh Diệp tục gia họ Diệp, vốn là một thư sinh nghèo khổ, thiên tư đĩnh ngộ hơn người, nhưng ứng thí rất nhiều lần mà không trúng, sau này cơ duyên xảo hợp, được Vô Phương Tử chưởng môn đời thứ mười của Thanh Vân Môn thu làm đệ tử, lúc ấy tuổi mới 22.

Sau khi Thanh Diệp nhập môn, chỉ qua một năm đã lĩnh hội quán thông hết thảy những kiếm thuật pháp đạo do Vô Phương Tử truyền cho, độc chiếm hàng đầu trong đám đệ tử. Lại qua một năm, đến Vô Phương Tử cũng chỉ có thể dựa vào sự tu hành thâm hậu mới cố gắng đánh được ngang tay với y. Vô Phương Tử vừa ngạc nhiên vừa vui mừng, quyết định lấy quyển sách cổ mà tổ sư truyền lại đem cho Thanh Diệp tự tham tường tu tập. Thanh Diệp bèn bế quan ở Huyễn Nguyệt Động đằng sau ngọn Thông Thiên Phong, lần bế quan này kéo dài mười ba năm.

Bình Luận (5)

  1. user
    Goblin Đại Hiệp (7 tháng trước) Trả Lời

    Tác quay lại rồi...

  2. user
    Lam Nguyen (9 tháng trước) Trả Lời

    Truyện drop r sao

  3. user
    Đạt (4 năm trước) Trả Lời

    Sao không ra tập mới vậy truyện hay mà

Thêm Bình Luận Xem Thêm Bình Luận→