Chương 04: Cấy mạ – Những món ăn làm từ măng

Hương Lê chọn giống lúa trồng sáu tháng sẽ thu hoạch, sau một tháng gieo xạ, mạ non cứng cáp, đến tuổi nhổ cấy. Hôm qua, cô nói bọn trẻ mình nghỉ bán bốn hôm để cấy lúa. Không phải cô khách sáo nhưng nói trước một tiếng, ngày bán lại thuận lợi hơn. Bọn trẻ thích món bánh tráng trộn nhất, chúng có thử tự làm nhưng không ngon bằng của cô. Thêm nữa, món này chuẩn bị nhiều công đoạn dễ khiến nhiều người lười biếng, muốn ăn cầm vài đồng lẻ chạy đi mua liền có ngay, không cần hành xác mệt mỏi. Biết được điều này cô an tâm việc buôn bán của gia đình mình.

Trước khi ra đồng, như thường lệ cô dặn dò hai con ở nhà không đi lung tung, có gì thì gọi thím hai hỗ trợ trước rồi cô về. Dặn dò con xong cô với tay đội nón lá lên đầu, cầm giỏ đựng hộp cơm và chai nước lọc. Trưa cô không về nhà vì muốn làm thật mau xong việc.

Sau một tháng gieo mạ, cánh đồng rợp một màu xanh mướt, chưa đến sáu giờ các thửa ruộng đều đầy ắp người. Hương Lê đến ruộng mình, để giỏ đựng thức ăn dưới gốc cây tránh trưa nắng nóng sẽ mau thiu, sắn ống quần lên nữa ống khuyển mới bước chân trần xuống ruộng.

Cô hoạch định trước phải làm gì nên bước xuống ruộng cứ thế là làm, kết hợp nhịp nhàn tỉa bớt mạ chỗ dày dặm vào chỗ thiếu, mạ thừa nhiều bó lại quăng sát bờ ruộng đợi chiều dặm chỗ thưa nhiều. Dù bữa xạ lúa đã cố gắng rải đều nhưng vẫn có nhiều chổ mọc lên không đều, may ngày gieo mạ mưa không lớn nếu không lúc này cô tha hồ đi dặm mạ tối mắt mũi.

Ánh dương gay gắt rọi chiếu trên đỉnh đầu, lúc này cô mới chịu dừng tay nghỉ trưa. Bước lên bờ, lại chỗ để giỏ nước và thức ăn, lấy chai nước vuốt mặt xua bớt nắng nóng mới đưa miệng uống ừng ực. Vài cơn gió mát dịu thoáng qua, phả vào gương mặt vừa vuốt nước, cảm giác mát lạnh thật dễ chịu. Lót đôi dép ngồi bẹp xuống bờ ruộng, cô nhàn nhã lấy cơm muối đậu từ từ ăn.

Năm giờ chiều.

Ánh dương chói lóa, lơ lửng bên bầu trời phía tây, dưới ruộng Hương Lê cấy xong hai thửa ruộng, hai thửa còn lại mai cô cố gắng làm luôn dứt điểm. Cả ngày để hai con nhỏ một mình ở nhà cô không yên tâm lắm, xong việc cô nhanh chóng lên bờ xách giỏ về nhà. Dọc đường gặp chú hai và Tí (con trai lớn nhà chú), cô liền gật đầu chào hỏi trước.

– Chú hai, chú và Tí hôm nay về sớm?

Chú hai cười ha hả.

– Năm nay thằng Tí phụ được nhiều, hai ba con cùng làm nên không cần gấp lắm.

Cô cười đáp lễ, chú hai nói.

– Nếu làm không kịp nói chú một tiếng, đừng cố sức lại đổ bệnh không tốt.

– Dạ cám ơn chú, còn ngày mai nữa là xong rồi ạ.

– Vậy à, thế thì tốt quá!

– Vâng, năm nay lúc xạ lúa không gặp mưa lớn nên không vất vả lắm.



Mở cổng vào nhà, không thấy bóng hai con ra đón, cô bước nhanh vào nhà. Trong nhà yên lặng không tiếng động, tim cô lỡ nữa nhịp vội vén màn bước vào buồng trong. Hình ảnh hai con sải tay, sải chân ngủ mê mệt trên giường, trái tim cô lúc này mới thả lỏng, nằm yên trong l*иg ngực. Khóe miệng bất giác cong nhẹ, thả tấm màn trong tay đi ra ngoài, cô không muốn đánh thức bọn trẻ, có lẽ hôm nay hai đứa mệt mỏi rồi.

Nơi sàn chén, nồi cám được đổ đầy nước ngâm chờ rửa, trước khi đi cô giao hai đứa trưa múc cám cho heo ăn và chúng làm thật tốt. Vào chuồng dọn phân heo, lúc trưa không dội rửa chuồng nên bây giờ cô phải dội rửa nếu không rất thối. Đến giờ cho bọn heo ăn, thấy cô còn chần chờ xối nước rửa chuồng, hai chú heo oang oang hò hét khiến màng nhĩ cô ong ong cả lên, thật đúng là đồ háu ăn.

Tối vội nên cô quậy cám với nước lạnh cho chúng ăn, đợi cấy xong mạ nấu rau cho ăn kèm đỡ tốn cám, mà heo lại mau lớn. Thức ăn được đổ đầy máng, lúc này bọn chúng mới thôi hò hét chụm đầu húp cám sùm sụp.

– Mẹ đã về!

Tiếng bọn trẻ gọi, cô ngoái đầu cười với chúng.

– Mấy con heo này thật hư, chúng đánh thức hai con sao?

Hai chị em cười bẽn lẽn, cô nói tiếp.

– Hai chị em dậy rồi vậy đi rửa mặt cho tỉnh táo, xíu phụ mẹ nấu cơm.

– Dạ mẹ.

Bé Mi đã biết nấu cơm nên cô vo gạo, nhóm bếp để bé trông, cơm sôi gọi cô đến cời than. Cô cùng cu Bin ra sau vườn tưới rau, nhặt củi vào mai có cái chụm. Bữa tối cơm canh tôm bí xanh, mướp xào và cá bống kho tiêu, bù bữa trưa chỉ ăn cơm muối đậu khô khan. Cô là sâu rau, không có rau thật khó chịu, lúc chiều có hái vài trái dưa chuột dành mai đem ra đồng ăn trưa.

Bữa tối, ba mẹ con quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa nghe hai con kể chuyện nhà, bé Mi liếng thoắng nói.

– Mẹ, con thấy bụi tre mạnh tông có hai cây măng lên cao rồi, mẹ nấu canh chua nha.

Cô ngạc nhiên, sao mình không biết nhỉ? Liền hỏi.

– Sao, có măng rồi à?

Cả hai gật đầu cười khúc khích, biết bọn trẻ muốn cô nấu món ngon đây nên cô nói.

– Xem nào, mai mẹ đào trước một gốc chia ra vừa muối chua vừa ngâm giấm tỏi ớt. Gốc kia đợi mẹ giặm mạ xong sẽ nấu bún măng ăn.

Đôi mắt hai đứa linh động ánh niềm vui, Bin hỏi cô.

– Thật là nhiều món quá, mà măng ngâm giấm ăn ngon không mẹ?

– Mẹ thấy ngon nhưng hai đứa thì mẹ không biết, ha ha.

Hai đứa nhỏ đen mặt, ngẩn ngơ hỏi lại.

– Sao mẹ nói vậy?

– Ừ thì ngâm tỏi ớt, ăn sẽ cay, hai đứa lại không ăn cay được.

Bin phụng phịu.

– Nhưng Bin cũng muốn ăn, mẹ làm ít cay thôi.

– Ờ, để mẹ xem đã.

Bé Mi hờn giỗi.

– Tại sao phải xem ạ?

– Vì không đủ cay sẽ không ngon, để mẹ làm món khác bù cho hai đứa.

Lúc này mắt hai đứa sáng lên, không còn u ám nữa.

– Vậy mẹ nấu bún măng sớm sớm nha.

– Ừ, mẹ biết mà, để lâu măng sẽ già đi, không nấu được, đợi mẹ hai hôm nữa thôi.

– Hihi, cám ơn mẹ.

Bé Mi như sực nhớ điều gì, nghiêm mặt nói với cô.

– Mẹ, hôm nay bạn Na trèo cây bị ngã, bạn ấy khóc quá chừng, bác hai đưa bạn ấy đi ông Tư bó thuốc đó mẹ.

– Na bị ngã sao?

Hai chị em Mi gật đầu ra vẻ nghiêm trọng.

– Đúng vậy mẹ.

Cô suy nghĩ hỏi.

– Không biết thương thế Na thế nào? Ăn cơm xong hai đứa muốn cùng mẹ sang nhà bác hai thăm bạn không?

Hai đứa gật đầu như giã tỏi cùng trả lời.

– Có ạ.

– Ừm, lát mẹ cầm theo một ít trứng gà sang thăm bạn…

Rồi cô nghiêm mặt giảng giải cùng bọn trẻ.

– Bạn trèo cây bị té như vậy, hai đứa không được học theo bạn leo trèo biết chưa?

– Dạ mẹ.

Hương Lê lấy năm quả trứng gà cho vào rổ đem qua nhà chú thím hai thăm bé Na. Thím hai không vui nói cô bày vẽ không chịu nhận. Cô nhất định không chịu, chút trứng này cho bé Na, mong chú thím đừng chê cười là tốt rồi. Nói mãi chú thím mới nhận nhưng nói sẽ không có lần sau. Thật may, bé Na chỉ bị sái chân, bó lá thuốc mấy ngày là khỏi, hai mẹ con ở lại chơi khoản nữa giờ mới xin phép về nhà.

Hai ngày cật lực vất vả dặm mạ cuối cùng cũng xong, cô thở phào nhẹ nhõm, nghĩ ngơi một ngày chơi cùng hai con, ngày mai tiếp tục làm hàng để ngày mốt bán.

Hứa nấu bún măng, cô cầm cây dao lớn ra bụi tre bên hông nhà đào gốc măng. Rạch một đường thẳng trên thân măng, cô từ từ tước vỏ, chia một phần bào tiếp tục muối chua, phần còn lại cắt khúc luộc nấu bún. Cô khẳng khái bắt một con gà, nghĩ lại trước đây không bao giờ có việc gϊếŧ gà lấy thịt nấu ăn, việc này quá xa xỉ.

Lấy chén và con dao nhỏ chuẩn bị cắt tiết, hai đứa con thấy mẹ định cắt cổ gà thì đưa tay che hai mắt lại, một lúc sau bỏ ra vẫn thấy con gà còn sống, không mất miếng tiết nào. Hai đứa nhỏ hỏi cô.

– Sao vậy mẹ?

Con hỏi khiến cô xấu hổ, không lẽ nói mình sợ cắt cổ gà, sống hai đời, cô có lần nào cắt cổ gà đâu. Cuối cùng cô phải qua nhờ thím hai hỗ trợ và bị một trận chê cười của thím. Cô chịu, ai biểu cô nhát tay chứ.

Măng chín, vớt để nguội, xé sợi nhỏ đem xào sơ mỡ hành, cho vào nồi nước dùng gà nấu xôi lại, nêm nếm vừa ăn cho hành ngò vào thế là xong nồi bún.

Cô múc vào một thau con, cho thêm chút hành phi lên mặt rồi đem qua mời nhà chú thím hai. Trước nhà cô luôn nhận thức ăn vật lạ nhà thím, nay nếu có món ngon cô cũng muốn đem qua chia sẽ cùng, như vậy cảm thấy lòng mình mới bình thản, vui vẻ được.

Chị em Mi nhìn tô bún tỏa hương thơm nức, nước bún trong ít mỡ, màu vàng óng ánh của thịt gà và măng tươi, trên mặt rải lớp hành tím phi cùng màu xanh lá hành ngò thật bắt mắt. Múc thìa nước bún cho vào miệng, hương vị đậm đà, mặn ngọt vừa phải kí©h thí©ɧ vị giác cả hai. Ăn thìa đầu thì không dừng lại được, hai chị em liên tục múc bún đưa lên miệng ăn ngon lành. Trông hai con thích ăn, cô vui vẻ ăn phần bún của mình.

Ngày hôm sau.

Gánh hàng vừa đặt xuống, bọn trẻ tranh nhau xúm lại mua, rất nhanh hàng được bán hết, thật vui không thể tả, niềm vui này cô nhất định về chia sẽ cùng hai con. Giờ ra chơi còn năm phút nữa nhưng hàng cô đem theo đều bán hết, cô liền chuẩn bị quẩy gánh về nhà thì một chị gái đến hỏi chuyện. Chị ấy nói mình tên Bích, có con học ở đây và bé thích món bánh tráng trộn cô làm. Con bé mua về cho chị Bích ăn thử nên hôm nay chị ấy đến gặp cô bàn chuyện làm ăn. Chị Bích muốn mua hàng của cô đem bán nơi khác, sẽ không có chuyện ai dành dựt khách ai.

Tăng thêm sự tin tưởng, chị Bích đặt cọc một trăm ngàn đồng. Xem ra chị Bích thực sự muốn làm ăn với mình, cô cùng chị bàn bạc giá cả, số lượng và thời gian giao nhận hàng.

Sau nữa giờ làm quen và thương lượng, hai bên thống nhất ba ngày sau chị Bích đến nhà cô lấy hàng, gồm năm mươi bịch bánh tráng trộn và hai hũ nhỏ mắm ruốc.

Chia tay chị Bích, Hương Lê liền đi thẳng đến chợ, ghé sạp bà chủ bán đồ khô đặt bánh tráng, lần này lấy số lượng gấp đôi mọi lần nên bà chủ giảm thêm năm đồng, tức là một ngàn không trăm năm đồng một xấp và bao luôn phí vận chuyển đến tận nhà cô.

Xong việc chính, đang có tiền cô lướt dạo chợ, tìm mua vài bộ đồ cho bọn trẻ. Cô chọn cho mỗi đứa hai bộ mặc nhà vì việc may vá của cô rất tệ nên chỉ có thể để cả nhà mặc đồ hàng chợ thôi. Thật ra cô có thử học may vá với thím hai, nhưng sau một tháng thím lắc đầu ‘Tôi chịu thua thím rồi…’ Từ đó cô không còn ý niệm học may vá nữa, lấy tiền ra chợ mua cho chắc.

Nhớ dép bọn trẻ đứt tơi tả, cô sắm luôn mỗi đứa một đôi rồi mới quẩy gánh về nhà.

Hai đứa nhận đồ mới mẹ mua liền lấy mặc thử, xỏ luôn dép mới đi lăng xăng trong nhà rất buồn cười. Để hai con vui vẻ với đồ mới, cô cất nếp và lạp xưởng vào trạng dành bữa nào nấu xôi ăn. Bữa trưa vẫn ăn cơm độn khoai, mong mùa lúa tới đủ ăn trong năm, không phải ăn cơm độn nữa, cô thèm cơm trắng quá rồi.

Trưa nay ăn cơm với canh cá đối nấu ngót, xà lách trộn giấm và thịt heo kho mật ong. Lần trước Tí cho hai tổ ong ruồi chiết ra thật nhiều mật, xác ong đem ngâm rượu dành bữa nào nhà có khách, lấy thiết đãi. Thịt kho mật ong vị ngọt thanh nhã, ngon hơn kho với đường tán nên hai đứa nhỏ ăn nhiều hơn một chén cơm, mấy tháng qua bọn trẻ được cô chăm bẵm nay trên người đã có chút thịt, không chỉ có da bọc xương nữa, cô cảm thấy thật hài lòng.

Hai bé hỏi cô hôm nay sao mua nhiều đồ mới và được ăn ngon. Cô nói mình mới nhận thêm mối làm ăn, công việc sắp tới sẽ rất nhiều, tiền cũng nhiều hơn. Hai đứa nghĩ, hôm nay mẹ mua quần áo mới là do có người mua bánh tráng mẹ làm, nếu phụ mẹ xé thật nhiều bánh tráng, mẹ có nhiều nhiều tiền. Có tiền, mẹ mua quần áo đẹp, thức ăn ngon cho chúng. Vì vậy, đã chín giờ tối, hai bé vẫn hì hục xé bánh tráng, cô khuyên đừng cố sức, nghỉ mai lại làm tiếp nhưng bọn nhỏ không chịu nghe. Cô kệ chúng, có lẽ chúng đang phấn khích nên không thấy mệt, nếu mệt chúng sẽ tự đi ngủ thôi, ba mẹ con cứ thế làm việc cho đến mười một giờ khuya mới lên giường ngủ.