Chương 18: Ngoại truyện kiếp trước (6).

Lúc này bên ngoài bóng tối dần lất át ánh dương, chỉ còn chút ánh sáng mờ ảo nhưng sẽ rất nhanh màn đêm làm chủ tất cả. Dù vậy Quang Minh vẫn dắt xe ra cổng đi dạo hít thở khí trời chủ yếu giảm bớt bất an trong lòng. Khép cổng chốt lại anh phóng lên xe tăng tốc đạp. Cảnh sắc trước mặt chỉ còn một màu đen trắng mờ ảo nhưng trong đầu anh hiện rõ màu sắc rõ ràng của các cảnh vật trước mặt, từ khóm tre vàng cành lá xanh đang đong đưa trong gió, đến vườn điều nhà bác Tạ rộng lớn nhất vùng. Nơi tập trung trồng lúa cả thôn, thân lúa vươn cao tầm nữa mét khoát trên mình một màu xanh thẫm đầy sức sống uốn lượn dưới đất trời, hương bùn đặc trưng từ ruộng lúa xông mũi, bất giác sống mũi gay gay, anh dừng xe ngửa đầu nhìn bầu trời tối đen, thả lỏng tâm tình hít thở khí trời, l*иg ngực đương co thắt dần thả lỏng, trái tim đương đập rộn dần trầm ổn nhịp điệu đều đều.

Anh nhớ khi bé của mình, nạn đói lan tràn, mong mỏi duy nhất mỗi ngày bụng đều được no là nhất. Ba mẹ qua đời bỏ lại mình anh thui thủi sống một mình, mong muốn khi ấy là một mái ấm gia đình nho nhỏ, ngày ngày rau cháo cũng được. Khi mà trong tay có chút tiền tài, danh lợi tựa chiếc bánh mật ngọt ngào thì lúc này địa vị, danh vọng mới là quan trọng nhất…

Anh không biết mình đứng nhìn cánh đồng trước mặt bao lâu cho đến khi bên tai vang tiếng gáy của dế, cả một bản dài đồng dao của ếch đồng, ểnh oang… bất giác nhìn quanh tối đen như mực, anh biết đã trễ cần nhanh quay về không chú thím hai lo lắng không tốt.

Gần về đến nhà, hình ảnh chú hai đi lại trước cổng có lẽ đang lo lắng cho anh. Khi xưa anh không xem trọng tình nghĩa chòm xóm, cắt đứt liên lạc vì sợ mọi người nhờ vả, giờ nghĩ lại mình thật thiển cận, tự lấy lòng tiểu nhân so với lòng quân tử.

Anh trở lại, chú hai thở phào vui vẻ hô.

– May quá! Tôi tưởng chú lâu không trở lại nơi này nên đi lạc, trễ thêm chút nữa là chạy đi tìm chú rồi.

Khiến chú thím hai lo lắng, Quang Minh ngại ngùng trả lời.

– Thật xin lỗi chú thím, ngồi suy nghĩ chút chuyện… em quên mất thời gian…

Quang Minh giải thích chú hai hiểu điều anh lo lắng, lúc chiều đã nghe thím hai nói qua nên khuyên bảo.

– Tôi có nghe thím nói chuyện của chú, bây giờ đã trễ nhanh vào trong tắm gội cho thoải mái rồi ăn chút gì cho chắc bụng đã, sau đó chúng ta hẵng thảo luận việc tìm bọn trẻ chú thấy thế nào?

– Vâng, cảm ơn chú thím, thật làm phiền mọi người.

Thím hai khoát tay nói không cần khách sáo, hối thúc anh.

– Chú mau vào trong tắm cho khỏe, tôi dọn cơm cùng ăn.

Để gia đình chú đợi mình cùng ăn cơm, cảm giác có lỗi dấy trong lòng, Quang Minh vội ra sau nhà tắm gội nhanh. Thấy anh nghe lời khuyên chịu tắm rửa, thím hai vào bếp hâm thức ăn dọn lên. Chú hai phụ dọn bàn cùng chén bát.

Anh tắm xong, chú hai ngoắc lại.

– Chú nhanh lại ăn cơm cho nóng.

Anh gật đầu đi lại.

– Vâng chú.

Trong bữa ăn, Quang Minh được chú thím hai liên tục chiếu cố, ăn hết thức ăn trong bát thì thức ăn mới lại được gắp vào, đến khi anh không chịu nỗi ngăn cản mới thôi.

– Dạ đủ rồi, em ăn không vô nữa đâu.

Ăn xong bữa tối, thím hai châm đầy ấm trà nóng đặt lên bàn mọi người cùng uống nói chuyện.

Nhấp ly trà xanh mới nấu nước thứ nhất một ngụm, chú hai hỏi chuyện Quang Minh. Và anh chậm rãi thuật lại cuộc sống của mình mấy năm qua…

Đêm về khuya, Quang Minh và chú hai ngồi hàn huyên mãi thâu đêm, khi tiếng gà gáy canh ba cất lên mới đi ngủ còn thím hai và bé Na ngủ từ lúc đồng hồ điểm mười một giờ rưỡi.

Sáng hôm sau.

Quang Minh cùng bồi chú hai uống trà sớm bên sạp tre trước hiên nhà.

Cầm điếu cày rít vài hơi thuốc lào đầy sảng khoái, bỏ điếu cày xuống chú hai nói với anh.

– Xíu tôi qua nhà thằng Tí bảo nó tối nay về ăn cơm, sẵn hỏi ý kiến nó một chút việc kiếm bọn trẻ, có nhiều người giúp sẽ nhanh có kết quả hơn.

– Vâng chú, hôm nay em sẽ hỏi thăm xóm giềng tiện hỏi tung tích bọn trẻ luôn.

Chú hai gật đầu.

– Ừ, thôn này tuy rộng nhưng không có mấy hộ dân sinh sống, sẽ nhanh có tin tức thôi.

Nói xong, đẩy điếu cày sang một bên, chú hai toan mở cổng đi ra ngoài. Có thể sẽ qua nhà con trai lớn trước, nghe đâu nhà Tí con trai chú cách đây tầm một kilomet.

Uống xong ly trà nóng trong tay úp ly vào khay, Quang Minh ngoái cổ vào trong nhà nói.

– Em đi ra ngoài nha thím.

Thím hai không đi ra chắc đang bận phía sau, chỉ trả lời vọng lên.

– Tôi biết rồi, chú đi khép cánh cổng lại giúp nhé.

– Vâng thím.

Bây giờ còn sớm, Quang Minh ghé cửa hàng mua bó nhan đến nghĩa trang viếng mộ mẹ cha trước, hôm qua về trễ anh chưa đi cúng bái họ.

Hằng năm anh về tảo mộ một lần nhưng cát bụi và cỏ dại rất nhanh phủ đầy. Lần này về sớm nữa năm mà quanh mộ cỏ mọc xanh um, rêu xanh bám dầy cả lột lớp. Anh liền sắn tay áo ngồi xổm dùng tay không nhổ cỏ, việc vệ sinh bia mộ mai cầm theo khăn tay đến làm một buổi nữa là xong.

Cỏ dại anh gom lại một chỗ phơi nắng cho héo ngày mai dễ dàng đốt sạch, vừa hay gọn gàng, tươm tất.

Vệ sinh xong cỏ dại anh lấy nhang thắp cho cha mẹ có chút ấm áp, một phần thắp mộ cha mẹ mình, phần còn lại thắp mộ ba mẹ vợ cùng xóm giềng gần đó.

Khi đến trước mộ ba mẹ vợ, nhìn cảnh hoang tàn có lẽ quá lâu không người chăm nom, bất giác sự ân hận cùng tự trách trong anh dâng lên dạt dào, khóe mắt cay cay.

Anh vội vội vàng vàng thắp nhan cho họ, tạ lỗi cùng họ rồi lao vào điên cuồng dọn đám cỏ dại, dai góc, rác bẩn bám quanh.

Khi anh cảm giác cổ họng mình khô nóng, hai tay đơ cứng cùng đau rát mới dừng lại. Anh đúng là tội nghiệt tày trời, đến mộ mẹ cha cũng quên hỏi sao ông trời không trừng phạt anh?

Hôm nay dọn cỏ được kha khá, mai mượn chú hai một cây cuốc công việc sẽ nhanh hơn, bây giờ hai bàn tay quá đau nhức không thể làm tiếp nữa anh đành xin phép cha mẹ về nhà.

Con đường thôn quê đầy quanh co, gập ghềnh không giống như đường trải nhựa nơi phố thị êm ả, hôm nay anh cật lực nhổ cỏ dại khá mệt nên mỗi vòng xe đạp nặng nề hơn. Xe chạy được nữa đoạn đường không thể đi tiếp nữa anh đành dừng lại nghỉ ngơi, chờ khỏe lại sẽ đi tiếp.

Dưới ánh nắng chang chang ban trưa, nổi bật màu xanh của cây cối, màu nâu của nhà cửa. Mỗi ngôi nhà cách nhau từ hai trăm đến năm trăm mét, khác hẳn nhà cửa san sát đủ sắc màu nơi phố thị xô bồ.

Dựng xe, anh ngồi bệt dưới nền đất ven đường, dõi mắt vô định nhìn cảnh vật. Bỗng hình ảnh bé trai đen gầy, vai gánh hai bó củi đang từ xa lại gần thật xa lạ lại quen thuộc. Cặp đồng tử mở lớn, miệng anh há hốc ngồi bất động nhìn bóng dáng đứa trẻ không khép miệng lại được. Thâm tâm chấn động gào thét “Đây… đây không phải là Minh Tuấn… Minh Tuấn đó sao?”

Anh muốn đi đến ôm lấy con mình nhưng tứ chi dường như không chịu nghe lời. Toàn thân căng cứng như bị chú định ngồi yên, anh thật hốt hoảng không biết làm sao, trơ mắt nhìn con trai lướt qua trước mặt mất hút cuối con đường.

Anh giữ nguyên tư thế như vậy suốt mười lăm phút, khi tâm tình bình tĩnh thì tứ chi mới dần thả lỏng và dần có cảm giác cử động.

Anh vội đứng dậy, có thể do ngồi bất động quá lâu lại đứng lên bất ngờ mà bị choáng đầu ngã nhào xuống, trán đập vào cục đá bên đường và ý thức dần bị bóng tối nuốt chửng.

Anh tỉnh lại là bốn giờ sau đó, hình ảnh chú hai đứng chỗ đình màn ghé đầu lo lắng hỏi thăm. Anh mới biết mình ngã vỡ đầu phải may ba mũi kim, được người đi đường tốt bụng cứu giúp sau đó chú hai hay tin đến cảm ơn và trả tiền thuốc men cho họ, chú tư y sỹ đảm bảo anh không sao, sức khỏe ổn định liền đưa anh về nhà nghĩ dưỡng, về được một lúc là anh tỉnh dậy.

Thấy anh tỉnh, thím hai vỗ ngực than thở.

– Chú thật khiến chúng tôi một phen lo lắng, cũng may chú không sao.

Anh muốn nói cảm ơn nhưng cổ họng đau rát như bị lửa đốt, vừa cử động cơ miệng liền thật thốn tới óc, đỏ mắt lưng tròng. Thấy vậy thím hai nói.

– Tôi quên mất, chú tư y sỹ nói chú trước đó bị cảm, không uống thuốc đàng hoàng dẫn đến biến chứng nặng. Nói chú tỉnh dậy cho uống nước ấm nếu không cổ sẽ rất đau, để tôi đi lấy, chú đợi một chút.

Nhận ly nước uống cạn, cảm giác khô nóng nơi cổ giảm bớt một chút, anh gật đầu cảm ơn thím hai.

Cầm ly nước đi cất, thím nói.

– Chờ chút tôi bưng cháo lên, chú ăn rồi uống thuốc cho mau chóng khỏi bệnh mà tìm bọn trẻ nữa.

Nhắc đến bọn lòng anh trào dâng cảm giác chua xót cùng đau lòng. Giữa trưa nắng chang chang mà con trai nhỏ phải cực khổ vất vả vì mưu sinh. Cuộc sống anh lúc nhỏ tuy vất vả không kém nhưng bên cạnh có ba mẹ dựa vào. Con trai và con gái dựa vào chính bản thân mà sống, nghĩ đến lương tâm càng đau đớn khôn tả. Anh thực sự hối hận nhiều lắm.

Thấy anh có vẻ đau khổ cùng tự trách, chú hai khuyên bảo.

– Chú ráng dưỡng bệnh mau khỏe đừng suy nghĩ nhiều không tốt, xíu thằng Tí dẫn vợ con nó lại. Tôi hỏi xem nó có chủ ý gì hay không.

Anh mấp máy nói không ra hơi tỏ ý cảm ơn, chú hai mắng anh cứ khách sáo với chú mãi. Gặp chuyện không may đâu phải ai mong muốn nó đến đâu, ai biết rồi có lúc chú ấy cũng cần sự giúp đỡ của anh. Cuộc sống không ai nói trước được, chòm xóm giúp nhau được gì thì giúp thôi.

Anh ăn xong tô cháo cùng uống thuốc được một lúc cảm giác trong người nhẹ nhàng hơn một xíu, lúc này Tí, con trai lớn chú hai đưa gia đình về thăm nội.

Lúc nhỏ Tí được anh truyền dạy nghề lưới cá, cầm tay chỉ việc mà thôi chứ không thu nhận sư đồ gì cả nhưng nghề của Tí là được anh truyền dạy, xem như một nữa người thầy rồi.

Tí nghe ba nói chiều qua chú tư về thăm quê thì rất vui, anh và chú tư lâu lắm chưa cùng ngồi tán ngẫu hàn huyên. Khi chú tư rời quê làm ăn thì Tí mới hơn mười tuổi, nay chú trở về anh đã lập gia đình và có cậu con trai nhỏ hơn một tuổi rồi, bé đương bi bô tập nói.

Bữa cơm tối mọi người ăn cơm, Quang Minh vẫn ăn cháo. Có tiếng trẻ con trong bữa cơm, không khí bữa ăn nhẹ nhàng hơn.

Nghe xong chuyện nhà chú tư, Tí nói mình biết hai đứa trẻ lạ, gần đây được người thân đưa đến thôn này sinh sống. Ba mẹ bọn trẻ đã mất chỉ còn nương nhờ người chú mà thôi, nhưng ông chú này quanh năm lang bạt bên ngoài bọn trẻ đều tự mình quản việc mưu sinh, chẳng khác nào mồ côi không thân không thích. Nhà bọn trẻ cách nhà Tí ba trăm mét, anh sẽ dẫn chú tư ngầm đi xem xét trước. Nếu hai đứa trẻ là con chú tư thì thật tốt, Tí có ấn tượng tốt với bọn trẻ và sẽ nghĩ cách giúp ba con chú nhận nhau, ngược lại không phải mọi người tiếp tục phụ tìm kiếm tiếp.

Tí không chắc đó là bọn trẻ của anh nhưng anh chắc chắn bọ trẻ Tí nhắc đến là con của mình, nội tâm mãnh liệt tin điều đó.

Mọi người nói anh bị bệnh lại trúng nắng dẫn hoa mắt, chóng mặt nhưng anh biết hình ảnh lúc trưa gặp gỡ con trai là sự thực, chỉ là tình cảnh lúc tỉnh lại nằm trên giường, thêm nữa cổ họng đau rát nên anh chưa kể việc này với bất cứ ai.

Sáng mai Tí hẹn bé trai ấy cùng đi lưới, Tí hứa dò hỏi giúp anh tình hình gia đình bé trai rồi báo lại. Anh trịnh trọng cảm ơn Tí, thật tốt quá.

— —— —— ———

Ngày hôm sau.

Đi đến đầu ngõ Tí thấy Minh Tuấn đứng đợi mình liền lên tiếng.

– Em đến lâu chưa?

Minh Tuấn cười hiền hòa.

– Khoản năm, mười phút thôi anh.

Tí ngượn ngùng cười.

– Xin lỗi nhé, hôm nay anh ngủ quên…

Minh Tuấn cười thoải mái.

– Sao anh xin lỗi em chứ, chỉ khiến em ngại hơn thôi, là do em muốn đi lưới cùng anh mà.

Tí gật tán giương cách ứng xử khôn khéo của Minh Tuấn, gật đầu cười nói.

– Chúng ta đi nhanh không trễ mất.

– Vâng ạ.

Trên đường đi, Tí hỏi chuyện Minh Tuấn.

– Em định sửa chuồng heo hả?

Minh Tuấn thật thà trả lời.

– Dạ, chú Hưng, chú Lượm nói đến nhà giúp chúng em.

– Hai chị em tính chăn nuôi hay còn làm gì nữa không?

– Dạ chưa biết nữa, trước mắt sẽ vậy thôi.

Tí không khỏi đau lòng khẽ than.

– Ai! Khổ mấy đứa. Người chú của mấy đứa cũng thiệt là… đành lòng nào để hai đứa tự sinh tự diệt thế này.

– Không sao ạ, chú ấy cũng có chuyện bất đắc dĩ. Với lại chú ấy không có nghĩa vụ phải chăm sóc hai đứa em.

– Sao thế được, ít nhất ông ta cũng là thân nhân duy nhất của hai em mà.

Nói đến đây Minh Tuấn chỉ cười gượng không tiếp tục giải thích. Tí không tiện hỏi thêm nữa. Lúc này cả hai đều đến nơi lưới cá, Tí nói với em.

– Chỗ cũ nhiều người lưới quá, hôm nay chúng ta qua bên kia thả lưới.

– Vâng ạ.

– À, mai anh qua phụ giúp nhà em sửa chuồng trại, thêm người sẽ nhanh hơn.

– Thật tốt quá, em cám ơn anh nhiều.

– Không có gì.

Trưa hôm đó.

Minh Tuấn trở về với một tụng cá lớn, Tí giúp em xách về tới đầu ngõ mới để em tự xách về nhà.

Minh Thư nhìn tụng cá bọc trong lưới hai mắt mừng rỡ. Em chạy lại đỡ tụng lưới xuống sàn nước, phụ Minh Tuấn gỡ cá trong lưới thu được một rổ đầy. Minh Thư đề nghị.

– Nhiều cá lớn quá! Chị cất một ít mai làm cơm, còn lại đem ra chợ đổi thịt nha Bin?

Chị hai đề nghị tâm tuy có chút động nhưng em không chắc đổi được không liền hỏi lại.

– Giờ trưa rồi liệu có người muốn đổi cá với mình không chị?

Minh Thư cũng phân vân nhíu mày.

– Chị không biết… nhưng thử chút vận may xem sao.

Minh Tuấn ủng hộ chị.

– Vậy chị đi nhanh kẻo trễ, số cá còn lại để em xử lý cho.

– Ừ, vậy chị đi đây.

Minh Thư chọn những chú cá lớn đều cho vào một thau con, úp rổ lên rồi cắp nón lá đội đầu hướng chợ mà đi.

Ở nhà Minh Tuấn xử lý cá sạch sẽ, để lại bốn con cá đối nấu canh ngót bữa trưa còn lại phân bịch cất vào thùng xốp giữ đông ăn dần. Trước đây em thường phụ mẹ xử lý việc này nên không luống cuống tay chân, rất nhanh cất đặt gọn gàng.

Tới chợ Minh Thư mời chào cô chú bán thịt, bán trứng… xem ai muốn đổi cá với mình không.

Mọi người thấy em nhỏ đáng yêu, thêm nữa cá em muốn đổi thật tươi ngon nên rất vui lòng ủng hộ.

Sau một hồi mời chào em đổi được nữa cân thịt, mười quả trứng gà và ba ký gạo, thật là tốt. Em cho tất cả vào thau khệ nệ ôm về. Một anh trai trêu ghẹo hỏi.

– Có cần anh đem về giúp em không?

Minh Thư có chút xấu hổ vẫn lễ phép mỉm cười nói cám ơn, trả lời khoái thác tự mình đem về được, rồi nhanh chân phóng về nhà bỏ lại sau lưng tiếng cười vui vẻ của mọi người.

Tắm xong, Minh Tuấn ngồi trước hiên chờ chị hai.

Thấy chị từ xa trở lại em vội chạy ra đón. Nhìn thứ chị ôm trong lòng em vội đến phụ ôm vào nhà.

– Woa! Nhiều thứ thế này sao chị?

Minh Thư gật đầu tự hào cười hỏi.

– Thấy chị giỏi không?

Minh Tuấn giơ ngón tay cái đồng ý tán dương gật đầu, cũng không khỏi khoe việc mình đã làm.

– Ở nhà em cũng làm sạch cá cất rồi, để lại bốn con đợi chị nấu canh đấy.

Minh Thư mỉm cười gật đầu.

– Ừ, đợi chút chị nấu… phần thịt này em rửa giúp chị nhá.

Minh Tuấn vỗ ngực cười tự tin.

– Chị yên tâm, để đó cho em.