Chương 13: Ngoại truyện kiếp trước (1).

Năm ấy mức lương nhân công tại Sài thành cao gấp mười lần so với đồng lương ba cọc ba đồng ở thôn quê, cả ngày cật lực làm việc cũng không dư dả, Quang Minh muốn lên Sài thành một chuyến, sau bao ngày suy nghĩ cuối cùng anh quyết định nói với vợ về quyết định của mình. Anh muốn chứng thực những điều nghe mọi người nói ‘Lương ở thành phố cao là thật, dễ kiếm việc làm và cuộc sống thoải mái có là thật.’

Hương Lê trông anh hào hứng muốn đi đành nén cảm giác buồn vì gia đình xa cách, im lặng không nỡ bác bỏ quyết định của chồng mà gật đầu đáp ứng.

Hôm tiễn anh, nhìn anh bước lên xe lòng cô đau nhói, cảm giác hoảng hốt lạ kỳ khiến nước mắt cứ thế tuôn trào. Muốn mở miệng hét lớn “Anh đừng đi!” Thì anh ló đầu ra cửa xe nói vọng lại.

– Anh sẽ mau trở lại, em ở nhà đừng có lo lắng quá biết không?

Xe chạy quá nhanh, cô chưa kịp nói lời ngăn cản đành buồn bã dõi theo bóng xe đến khi mất hút mới thất thần nhấc chân đi bộ về nhà.

Ánh mắt u buồn khi nãy của vợ khiến Quang Minh sinh trong lòng cảm giác do dự với quyết định, anh muốn xuống xe không đi nữa thì bên tai vang câu nói của một bác trai lạ.

– Ta nói này con trai… không nên mới lâm trận thì từ bỏ rồi.

Giọng bác trai âm trầm vang vọng cả buồng xe, kéo sự chú ý các hành khách trên xe nhìn anh, liền có người phụ họa trêu anh không nỡ xa vợ đẹp… mỗi người một câu khiến anh quên luôn phiền muộn mà ngu ngơ cười chống đỡ với mọi người.

Mọi người thôi chọc ghẹo, lúc này bác trai tiếp tục lên tiếng.

– Đôi lúc con người ta cần từ bỏ vài thứ mới thành công được con trai…

Câu nói này như thức tỉnh tâm trạng giằng co rối bời trong anh, giúp anh kiên định với quyết định mà ngồi yên đến khi xe vào bến.

Tại bến xe Xa cảng Miền Đông Trung Bộ.

Xe chạy đến điểm dừng, mở cửa cho khách xuống và chờ đón lượt khách kế tiếp chở ngược lại quê .

Suốt dọc đường đồng hành cùng mọi người, anh hỏi thăm và hiểu một chút đường đi nước bước tại nội thành nên xuống xe liền thuê xe xích lô chở mình đến khu Hàm Nghi, nơi đồng hương anh đang làm việc ở đó, vừa nhanh lại an toàn mà không phải hỏi tới hỏi lui mò mẫm đường.

Từ khi xe chạy gần đến nội thành, nhìn kiến thiết thành phố từ xa l*иg ngực anh không khỏi phập phồng liên hồi. Đến khi ngồi trên xe xích lô, đôi mắt anh đảo liên quang cảnh hai bên đường trong lòng thầm chặc lưỡi “Chậc! Tai nghe không bằng mắt thấy, nơi đây chẳng khác nào thiên đường trong mơ.”

Tới nơi, bác tài chỉ anh cách hỏi thăm đường đi đến nơi ở đồng hương anh vì nhiệm vụ bác ấy đã xong. Anh cám ơn, thanh toán tiền xong liền vác túi vải trên vai lân la hỏi thăm những hộ dân quanh đó, đi tới đi lui mấy bận cuối cùng anh mới tìm tới nơi. Thấy anh, đồng hương vui vẻ cười thâm tình, hỏi thăm vài câu rồi kéo anh đi ăn uống lấy sức sau đó đi dạo xung quanh khu phố nắm địa hình, hôm sau mới đưa anh kiếm việc.

Mấy ngày đầu lòng anh hừng hực ý chí nhưng một tuần sau anh chỉ muốn về nhà vì phí sinh hoạt cùng nhịp sống nơi đây khác xa ở quê, khó thích ứng được.

Anh muốn về, các đồng hương khuyên nhủ.

– Ai mới lên đây mà không giống chú, quen rồi sẽ thấy dễ sống hơn ở quê, chúng tôi nói thật đấy!

Mỗi người một lời, đều khuyên anh suy nghĩ lại, họ nói có lý nên anh thử làm việc hết tháng này xem sao, nếu không được nữa thì tháng sau về cũng không muộn.

Thấm thoát một tháng trôi qua, lúc này anh tạm thích ứng nhịp sống cũng như công việc thì có thêm yếu tố mới khiến anh muốn ở lại vài tháng nữa đó là hôm qua anh nhận ‘Thư nhà’. Trong thư vợ nói cô rất khỏe và anh sắp được làm ba, em bé trong bụng cô đã hơn một tháng. Nếu trước khi lên đường biết cô mang thai anh đã không đi, lỡ rồi đành cố gắng kiếm thêm chút tiền mua sữa và tả lót cho con.

Tháng qua chi tiêu cần kiệm dành được ba trăm ngàn anh liền gửi hết về quê, tháng sau tăng ca thêm chút nữa tiền dành dụm nhiều hơn một chút, nghĩ cần cố gắng tinh thần anh phấn chấn hơn.

Vậy là đến hôm nay anh làm việc ở đây được năm tháng, làm thêm tháng này anh xin nghỉ luôn về quê sống cùng vợ con. Tháng này hễ ông chủ cho tăng ca anh đều đăng ký tất, chỉ mong nhận được nhiều nhiều tiền mua thêm ít quà về tặng vợ.

Thường nếu tăng ca làm thêm anh ngủ nghỉ ít nhất được năm giờ, tuần này ông chủ có lô hàng gấp, cần ba ngày phải đưa hết hàng xuống khoan tàu thay vì bình thường phải năm ngày mới xong. Vì vậy mấy bữa nay mỗi ngày anh ngủ khoản ba giờ cùng ăn uống và vệ sinh cá nhân, khi công việc gần đến hồi kết thúc anh thấy toàn thân mệt rã, đôi mắt thâm quầng cay xè vì thiếu ngủ. Cảm giác tứ chi không muốn nghe lời nên lén tìm một góc chợp mắt chút cho tỉnh táo rồi làm tiếp.

Quang Minh ngã lưng xuống liền chìm vào giấc ngủ sâu, sâu đến nỗi mọi tiếng động xung quanh ngừng hẳn và cánh cửa kho được đóng lại mà không hay biết. Khi bụng sôi ùng ục liên hồi mới kéo anh tỉnh giấc, bật dậy nhìn xung quanh thấy tối om, không còn nghe tiếng ồn ào và cửa ra vào đã đóng kín. Anh lồm cồm bò dậy, ngả nghiên đi ra cửa xem có bị khóa chưa? Đẩy khẽ cánh cửa liền mở anh thở phào “Tạ ơn Thượng đế cửa chưa khóa, chắc mọi người vừa xong việc, mình phải nhanh tìm ông chủ lãnh lương thôi.”

Đi ra ngoài nhìn quanh không thấy ai, có hai người ngoại quốc đi tới, thấy anh, họ quát.

– Anh kia! Anh là ai? Trà trộn vào đây là với mục đích gì?

Họ tuôn một hơi bằng ngôn ngữ anh không hiểu, đúng lúc này có bác trông kho quen mặt đi đến. Anh biết người này vì ông ta là người hướng dẫn anh và đồng nghiệp xếp hàng vào khoang tàu. Nhận thấy người quen mắt anh phát sáng hướng ông ấy giúp đỡ, may ông ta hiểu liền giúp anh nói chuyện với hai người ngoại quốc kia.

– Anh ấy là bạn tôi, thay thế chỗ Huy xin nghỉ thưa ông.

Người ngoại quốc dáng người mập mạp, để ria mép hai bên lên tiếng.

– Vậy sao ông không chỉ cậu ta cặn kẽ công việc mà để đi lại lung tung thế này?

– Vâng thưa ông, tôi thành thật xin lỗi vì sự sơ xuất này.

Dường như họ nghe bác trông kho giải thích gì đó thì không bắt lỗi nữa, trước khi rời đi chỉ trừng mắt với anh một cái thôi.

Họ đi khỏi anh vội cảm ơn với bác ấy thì bác hỏi.

– Sao chú ở đây?

Anh gãi đầu giải thích.

– Thật xin lỗi… em… em mệt quá nên ngủ quên, mọi người tan ca hết cả rồi hả bác?

Nghe anh hỏi, bác trông kho khó hiểu nhìn anh, thấy vậy anh vội hỏi.

– Có chuyện gì sao bác?

Nghe anh hỏi vậy bác hiểu anh chưa biết tình hình lúc này của mình, nhíu mày, thở dài một hơi bác nói.

– Haiz! Chú có biết chúng ta đang lênh đênh trên biển không?

Lênh đênh trên biển? Hai mắt mở lớn mắt, anh lắp bắp hỏi lại.

– Bác… bác nói sao?

Lại một lần nữa thở dài lắc đầu, bác trông kho nói.

– Tàu đã nhổ neo từ ngày hôm trước rồi chú ạ.

Tàu đã nhổ neo! Anh bất động vì thông tin mình vừa nghe. Dự định chợp mắt chút đỡ mệt mỏi vậy mà anh lại ngủ quên suốt một ngày một đêm, và… và tàu đã rời Việt Nam… Vậy anh phải làm sao đây?… Vợ và đứa trẻ sắp ra đời của anh phải làm sao đây?

Nhìn anh khổ sở tự trách bản thân, bác trông kho vỗ vai an ủi.

– Chú chịu khó làm việc ở đây, đợi có chuyến tàu về Việt Nam sẽ đoàn tụ cùng gia đình thôi.

Nghe vậy mắt anh ánh lên tia sáng.

– Bác nói sao? Bác… bác biết khi nào sẽ có chuyến tàu về Việt Nam không?

– Điều này… ừm… điều này tôi không rõ lắm… nhưng trước mắt chú cố gắng làm việc kiếm cái ăn trước đã như vậy mới mong có ngày trở về.

Anh yếu ớt trả lời.

– Dạ… dạ vâng.

Vỗ vai anh, bác thâm tình nói.

– Cả ngày qua chưa ăn gì chắc chú đói rồi, giờ theo tôi ăn chút gì lấp bụng rồi làm việc thôi.

– Vâng, cảm ơn bác.

Bác phì cười.

– Là đồng hương, hoạn nạn giúp đỡ nhau là điều tất nhiên, đi thôi.

– Vâng ạ.

———– ————-

Thời gian thấm thoắt trôi đi, một năm, hai năm rồi ba năm anh vẫn chưa một lần về quê nhà, mỗi khi đêm đến vì lo nghĩ vợ một mình ở quê xa xôi làm thế nào một mình vượt qua những gian khó cuộc sống thì anh lại mất ngủ.

Ngoài ra trong công việc và đồng nghiệp anh đều làm tốt vì hiểu tầm quan trọng của nó, anh phải làm tốt việc hiện tại mới mong có ngày trở về.

Đồng nghiệp thấy anh ngoài công việc thì ru rú trong phòng không ra ngoài giao du bè bạn nên những ngày rỗi họ đều rủ anh đi chơi thư giãn. Bao lần chối từ họ không buồn mà còn sốt sắng hơn. Nể họ quá nhiệt tình anh phá lệ đi một lần.

Đến nơi, anh choáng ngợp với các ánh đèn nhiều màu chói lóa, âm thanh sập sình cùng hơi rượu mạnh đập vào các giác quang đến căng cứng. Anh muốn trở về thì bị mọi người kéo lại phạt rượu, một ly rồi tiếp một ly khiến anh say mèm đến nỗi không nhớ mình về đến phòng ngủ bằng cách nào. Thức dậy tuy đầu hơi choáng, tắm gội và ăn sáng xong thì tinh thần nâng lên rõ rệt, có lẽ đêm qua anh ngủ ngon chăng? Cũng vì ý nghĩ này mà sau này mọi người rủ rê anh không chối từ mà cùng họ đến bar thư giãn.

Sống xa quê, thức ăn ngoại quốc không quen nên rỗi rảnh anh tự mình nấu thử vài món, không ngờ tài lẻ này được mọi người công nhận và khích lệ. Họ muốn anh nấu bếp cho họ mà không phải khuân vác, một khích lệ lớn để anh nghiên cứu sâu về phương diện này.

Và đến năm thứ năm, mong ước bao năm của anh mới thành hiện thực, anh được trở về quê.

Có lẽ thời gian khiến con người thay đổi, tâm nguyện lúc này của anh tuy vẫn có gia đình nhưng điều quan trọng hơn chính là tiền tài và danh vọng. Về tới Việt Nam anh không vội về quê mà ở lại Sài Gòn tìm gặp ông Jonh, người bác trông kho giới thiệu cho anh. Anh dự định về Việt Nam sẽ mở một nhà hàng phục vụ ẩm thực Tây Phương tại Sài Gòn nên tìm gặp ông Jonh huy động đầu tư vốn.

Sau nữa tháng cùng với Minh Phi, bạn của anh chuẩn bị xin cuộc gặp gỡ, nhờ sự kiên trì mà được ông Jonh chấp nhận. Ngày gặp mặt, sau khi đọc phương án anh đưa ông Jonh hài lòng, nhanh chóng cùng bàn luận phương án hợp tác. Ông Jonh cho anh góp 10% cổ phần, Minh Phi 7% cổ phần còn lại là của ông Jonh đầu tư.

Về bếp chính, thực đơn nhà hàng do Quang Minh chịu trách nhiệm. Minh Phi quảng lý mảng maketing còn ông Jonh là cổ đông lớn, đứng phía sau hỗ trợ anh và Minh Phi điều hành công việc.

Quang Minh và Minh Phi trực tiếp điều hành nhà hàng, ngoài lợi nhuận được chia thì hàng tháng được phát lương theo chức vụ của mỗi người càng khiến cả hai thấy vui vẻ.

Dàn xếp xong công việc Quang Minh mới thuê xe về quê thăm vợ con báo bình an, sau đó sẽ trở lại Sài Gòn bắt đầu sự nghiệp của mình.

Bao năm xa quê giờ trở lại, nhìn hai bên đường vẫn nguyên vẹn không thay đổi, anh cảm khái mỉm cười “Nơi đây vẫn giậm chân tại chỗ chẳng bù thành thị, mình thật sáng suốt khi quyết định phát triển sự nghiệp và định cư tại đó.”

Lái xe vào ngõ quẹo quen thuộc, dừng xe đầu ngõ anh đi bộ vào hẻm. Dân quê thấy xe con sang trọng đỗ đầu thôn liền túa ra nghe ngóng, họ thì thầm to nhỏ ngưỡn mộ. Lời khen lọt vào tai anh cảm giác lòng mừng rơn khó tả.

Đến trước nhà chú hai, nhác bóng chú trước sân anh gọi bắt chuyện.

– Chú hai, chú khỏe không?

Thấy người lạ sang trọng bắt chuyện, chú hai nhíu mày khó hiểu thì Quang Minh cười nói tiếp.

– Em là Quang Minh đây!

Nhìn anh, chú hai sửng sốt thốt lên một tràng.

– Chú tư đó hả? Thật tôi không nhận ra chú đấy! Mấy năm nay chú đi đâu mà biệt tăm biệt tích luôn vậy?

Nghe chú hai hỏi, anh thở dài.

– Chuyện kể thì dài lắm chú ạ… rỗi em kể tường tận chú nghe. À! vợ em có nhà không chú?

Sửng sốt nhìn anh, chú hai trả lời.

– Chú chưa gặp mẹ con thím tư sao?

– Dạ chưa, em mới về Việt Nam sao gặp được, mà sao thế chú?

Nghe vậy ánh mắt chú hai thoáng tối.

– Là vậy sao… nếu chú về sớm mấy tháng có lẽ gặp được mẹ con thím ấy rồi.

Anh thản thốt.

– Chú nói vậy là sao? Đi Sài Gòn. Cô ấy nghĩ sao lại hồ đồ thế?… Nói thật với chú, bao năm qua em…

Quang Minh tóm tắt quá trình mình khổ sở, khó khăn như thế nào khi một thân một mình phiêu bạt nơi xứ người và khi được trở lại anh liền về tìm vợ con vậy mà…

Nghe anh kể sự tình, chú hai chỉ biết nhẹ thở dài xem ý trời thôi.

Quang Minh ở lại chơi với gia đình chú nữa ngày, sau đó đi thăm vài xóm giềng thân quen cùng phân phát số quà anh mang về rồi mới cáo từ trở lại Sài Gòn.

Tiễn anh, chú thím hai chúc mừng và nói nếu anh rảnh hãy ghé nhà chú chơi, nơi đây luôn chào đón anh. Và nếu có tin tức vợ con anh cũng hãy cho gia đình chú biết một tiếng, Quang Minh gật đầu.

– Vâng, nhất định ạ, em đi chú.

– Ừ, chú đi bình an.

Trở về Sài Gòn, hai ba tháng đầu Quang Minh tích cực tìm kiếm tin tức vợ nhưng không thu được một mẩu tin tức nào. Trong khi đó sự nghiệp mới của anh có quá nhiều việc phải giải quyết không thể trễ nãi, anh đành thuê thám tử tư tìm giúp còn mình chuyên tâm xử lý công việc trước mặt.