Chương 01: Trùng sinh

Năm 1964.

Sài Gòn được xem là thủ phủ giao thương về kinh tế miền Nam Việt Nam và là đầu nối quan trọng trong việc chung chuyển đường biển tại Đông Dương. Từ kênh Xáng nối liền đến các chợ như: Chợ Lớn, chợ Bến Thành đến nội thành, trở thành con đường sầm uất, đắt đỏ, có nhiều thương nhân trong và ngoài nước qua lại trao đổi, buôn bán.

Dưới sự cai trị của Đế quốc thực dân, ngoài tập trung xây dựng các tuyến đường giao thông thuận tiện giao thương nhập xuất hàng hóa như: Nhân lực, khoán sản, thổ cẩm, nông sản… rẻ từ thuộc địa về chính quốc. Ngược lại nhập các mặt hàng rượu và thuốc lá từ chính quốc về nơi đây. Tuyến đường Catinat được xem là thiên đường vui chơi với đủ loại hình thức sa hoa, trụy lạc, kéo theo đó là một chuỗi nhà hàng, khách sạn đủ từ bình dân đến cao cấp. Sài Gòn được ví như Hòn ngọc viễn đông tại Đông Dương, nổi bật với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, tiên tiến giữa núi rừng, bát ngát bao quanh.

Sắc đèn chói lóa từ đô thị khiến nhiều người mơ ước, đặc biệt tầng lớp thanh thiếu niên nông thôn. Họ đổ xô về đây kiếm việc làm, với mong muốn thoát khỏi cuộc sống khó nghèo, chân lấm tay bùn quấn thân bao đời.

Một số nam nữ có chút ngoại hình thích làm những công việc không mấy vất vả mà lương lại cao như: Tiếp tân, phục vụ bàn tại các quán bar, nhà hàng, khách sạn. Một số ít trong đó không thích ứng được nhịp sống phóng túng, ánh đèn mờ ảo trong quán bar mới tìm đến những công việc vất vả hơn thôi hay những người nhan sắc kém, không đủ tiểu chuẩn để được vào các tụ điểm ấy thì làm các công việc thiết thực như: Nhân viên vệ sinh, công nhân bốc dỡ tại bến cảng, đạp xích lô, kéo xe đưa đón quý khách trong nội thành hay buôn bán trên những gánh hàng rong, xe đẩy tự chế.

Phải nói rằng, hình ảnh Xe đạp xích lô – Gánh hàng rong đã tạo nên một nét rất riêng tại Sài Thành lúc bấy giờ. Giới chính khách, giới thượng lưu, du khách phương xa đến, muốn đi đâu chỉ cần một ngoắc tay liền có người đến phục vụ tận tình, đưa rước đến nơi về đến chốn. Muốn thưởng thức ẩm thực mới lạ, đúng điệu của các vùng miền, chỉ cần ra phố liền có thể lựa chọn từ những gánh hàng rong, không phải đi đâu xa mà giá cả lại mềm mại.

Ánh dương dần dâng cao, hơi nóng phả xuống mặt đường nhựa trước mặt gay gắt hơn, kéo ống tay áo lau bớt mồ hôi nơi trán, Hương Lê chuẩn bị dọn gánh bún riêu của mình. Hôm nay cô bán xong sớm hơn mọi ngày, nồi nước lèo cạn tới đáy, niềm vui hiếm hoi hiện trên gương mặt xương gầy thoáng dịu dàng.

Nhớ năm nào, cô một mình mang theo hai con thơ từ ngoại thành đến đây tìm kiếm tung tích chồng, nay đã sáu năm mà vẫn chưa có một chút tin tức nào về anh, nguồn động lực duy nhất giúp cô bám trụ nơi phố thị bon chen này. Ai nói cuộc sống nơi đây sướиɠ như thiên đường, sai lầm hết biết, thật sự không dễ dàng chút nào, một phút sai lầm còn có thể phá hủy cuộc đời chính mình như trở bàn tay.

Muốn bám trụ nơi này, trong đầu cô luôn lập một định chú ‘Kiếm tiền, phải kiếm thật nhiều tiền’. Vậy làm gì để kiếm tiền? Cô không muốn làm việc tại các chốn ăn chơi, một nơi không tốt khiến con người ta đánh mất nhân phẩm bản thân. Vì vậy, cô chỉ còn cách bương chải kiếm sống bằng công việc thập phần vất vả đó là gánh hàng rong bán. May mắn ông trời phú cho cô nhanh nhạy trong nấu nướng, chỉ cần nhìn qua một lần liền nhớ hết thảy và còn làm tốt hơn mọi người, công việc mưu sinh đã không phải là không thể.

Để chi trả tất cả các khoản sinh hoạt phí cho ba mẹ con, cô bận bịu từ sớm tinh mơ đến tận đêm về, không thể dùng một lời có thể tả hết sự khó nhọc mà cô chịu đựng. Sáng gánh nồi bún riêu đi bán, chiều lại gánh cóc, xoài, me ngâm, bánh trán trộn, nước sâm, nước dừa… đi khắp mọi nẻo đường Sài thành, những nơi mà cô có thể đi đến được. Đêm khuya mọi người đã an giấc từ lâu, cô vẫn chong ngọn đèn dầu mò mẫm làm nguyên liệu cho ngày hôm sau bán, mỗi ngày ngủ được khoản ba đến bốn giờ là hết cỡ, may mà sáu năm qua chưa lần nào cô bị ốm nặng, chỉ bị chút cảm mạo, uống vài liều thuốc liền rất nhanh khỏi bệnh.

Rời quê từ chút vốn nhỏ bán nhà cửa, ruộng, vườn dưới quê trong khi hàng tháng phải trả mười đồng tiền nhà trọ, tiền ăn uống, tiền phí lặt vặt… chỉ ngồi ăn không làm thì rất nhanh chẳng còn đồng nào. Đôi lúc quá mệt mỏi cô muốn buôn xuôi hết thảy nhưng nghĩ đến nụ cười tỏa sáng của hai con thơ cô lại có thêm động lực vượt qua tất cả.

Hai con nhỏ là cặp song sinh khác trứng, bé lớn là chị, bé nhỏ là em trai. Bọn trẻ tựa hai thiên sứ mà thượng đế trao đến đồng hành cùng cô. Chúng rất hiểu chuyện, không khiến cô bận tâm gì nhiều, cũng không hề vòi vĩnh cô mua quà này nọ, lại còn chủ động đỡ đần việc nhà với cô.

Năm con bảy tuổi, cô cho cả hai đến lớp nhận biết mặt chữ, cố gắng được lúc nào hay lúc ấy, con biết cái chữ vẫn tốt hơn. Hai bé không phụ lòng tin nơi cô, chăm học và khá thông minh, trong vở luôn đỏ chói điểm chín, điểm mười.

Một hôm Cu Bin thỏ thẻ cùng cô.

– Mẹ ơi, một mình chị hai trông nhà đủ rồi, Bin muốn phụ mẹ đi bán, Bin biết bưng tô, biết rửa chén… Bin muốn giúp mẹ đỡ mệt.

Bé Mi ngồi bên cạnh cũng nói thêm vào.

– Mẹ yên tâm, một mình ở nhà con đóng chặt cửa không cho người lạ vào, nếu có chuyện gì con gọi bác chủ nhà đến hỗ trợ ạ.

Nghe hai con nói tim cô như có dòng nước ấm chảy qua, cay cay nơi sống mũi. Hai con hiểu chuyện hơn hẳn các bạn đồng trang lứa khiến cô vừa mừng vừa xót xa. Chúng không có tuổi thơ vô tư, có thể làm nũng ba mẹ, thích thì bướng bỉnh hay phá phách, đến bao giờ cuộc sống ba mẹ con cô tốt hơn đây?

Nghĩ đến hai con đi học sắp về, trưa nay cô nấu cơm thịt kho đậu hũ cùng đậu đũa xào tỏi, chắc hai con thích lắm. Thu dọn gánh hàng, cô quẩy gánh lên vai đi về nhà.

Ngày hôm sau.

Hôm nay là chủ nhật, hai chị em Mi được nghỉ học, Bin theo mẹ đi bán sớm chiều.

Sớm nay quả là một ngày may mắn, khách đến ăn bún liên tục, mới tám giờ sáng đã bán sạch không sót chút nước dùng nào, như mọi hôm phải bán đến trưa mới xong. Được nghỉ sớm, hai mẹ con thu dọn trở về, cô nhẩm tính tiền hàng hôm nay thu được nhiều hơn mọi khi, có thể do một số khách không lấy tiền dư mà bo luôn cho con trai. Đã lâu cả nhà chưa ăn thịt nướng nên cô quyết định trưa nay đãi hai con món này.

Cu Bin nghe mẹ bảo đãi hai chị em món thịt nướng thì hớn hở hẳn lên, hai mắt lấp lánh như ánh sao, nói ra đã một năm rồi bé chưa được ăn món này. Cả nhà sống nhờ đồng tiền lời từ gánh hàng rong của mẹ nên cần tiết kiệm và tiết kiệm. Bin biết mẹ sớm hôm vất vả, vì hai chị em Bin. Nhà Bin không có ba như bao nhà các bạn là một thiệt thòi lớn, vài lần có mấy bạn nói hai chị em Bin là con hoang, không biết ba mình là ai. Rất tức và buồn nhưng Bin sẽ không nói điều này cho mẹ biết. Bin không muốn mẹ lo lắng, mẹ đã quá vất vả rồi. Không có ba thì sao? Mẹ rất tốt với hai chị em Bin, thế là đủ rồi.

Năm nay Bin lên mười, tuổi ăn chưa no lo chưa tới, dù cố gắng tỏ ra mình đã lớn thì vẫn là trẻ con. Món thịt nướng đối với Bin và chị hai là món quà khích lệ chân thực nhất đối với hai chị em. Bé cười híp cả hai mắt, bước chân tung tăng như đi dạo trên phím đàn. Thỉnh thoảng Bin quay đầu liếc vào cái thúng trên quang gánh của mẹ, nơi đó có hơn một cân thịt ba chỉ, trong đầu Bin không ngừng tưởng tượng hương vị thơm nức của món nướng mà không chú ý một chiếc mô tô vượt đèn đỏ chực tới. Hương Lê đi phía sau con, thấy vậy cô vội vàng đẩy thằng bé qua một bên và lãnh trọn tai nạn trong chớp mắt.

Cô cảm thấy đất trời đảo lộn, ngực nhói đau, tiếng la hét cùng tiếng còi ô tô trộn lẫn làm tai cô lùng bùng rất khó chịu. Tiếng khóc của con trai văng vẳng bên tai, cô rất muốn nói rằng “Mẹ không sao, con đừng lo lắng!” Nhưng vô dụng, ý thức dần mơ hồ và rồi cô không nghe thấy gì nữa.

Thời gian trôi qua.

Trên chiếc giường gỗ, một cô gái trẻ hấp háy đôi mắt chuẩn bị tỉnh.

Bỗng mắt mở to, cô nhìn thẳng hướng trần nhà, cảm nhận đầu mình thật nặng, tay chân không chút sức nâng lên và cổ họng đau rát, cô thầm nghĩ “May quá! Mình còn sống sao? Không biết ai đưa mình vào bệnh viện và trả tiền thuốc men? Mình phải mau hồi phục mới được. Chắc hai con đang rất sợ hãi và lo lắng cho mình lắm!”

Cô gái này chính là Hương Lê, lúc này trông cô trẻ hơn trước lúc gặp tai nạn rất nhiều. Gương mặt có chút gầy yếu nhưng không đến nỗi tang thương. Đôi mắt sáng trong như hai viên ngọc, làn da bánh mật có chút phím hồng nơi hai gò má.

Lướt nhìn mọi thứ xung quanh, cô hoảng hốt “Chuyện gì thế này? Đây là đâu?” Một vài hình ảnh xưa cũ lướt qua đầu, cô cảm thấy nơi này có chút quen thuộc lại lạ lẫm “Khoan đã! Nơi này… nơi này sao lại quen quen… mái tranh, vách đất, cái tủ, cái rèm cửa…”

Tiếng bước chân trẻ con lẹp xẹp chạy vào cắt ngan suy nghĩ lộn xộn trong trong đầu cô, tiếng bé trai reo lên vui sướиɠ.

– A! Mẹ tỉnh rồi! Chị hai, mẹ tỉnh rồi!

Rồi thằng nhỏ nhảy vù lên người cô, ôm lấy cô, nước mắt nước mũi tèm nhem trông như mèo con. Bé òa khóc thảm thiết.

– Mẹ ơi, mẹ ơi, huhu…

Đứa nhỏ nằm gọn trong lòng mình, cô ngây người khó nghĩ “Đây chẳng phải con trai Minh Tuấn nhà mình sao? Tại sao con lại nhỏ xíu thế này?”

Trong lúc trong đầu đặt câu hỏi, căn buồng lập tức đón chào thêm một bé gái tầm tuổi với bé trai đi vào.

Lúc này, bé trai thấy cô im lặng không nói lời nào thì òa lên khóc dữ dội hơn, cô vô cùng bối rối chưa hiểu chuyển gì xảy ra với mình thì tiếng một phụ nữ chừng ba mươi tuổi phá vỡ sự rối rắm ấy. Cô biết người này “Đây không phải thím hai, hàng xóm tốt ở quê đây sao? Tại sao trông thím ấy không già đi nhỉ? Không lẽ mình đang mơ?”

– Thím tư thấy trong người ra sao? Có khó chịu lắm không?

Thím hai thấy cô tỉnh, tinh thần khá tốt không khỏi mỉm cười, trách mắng cô.

– Thím thật là cứ cậy mạnh, lần này hù tôi và bọn nhỏ một phen, để sốt cao những hơn 42 độ, may mà gọi kịp chú Sáu y sĩ đến. Lúc chú ấy tiêm cho thím những hai mũi thuốc mà cơn sốt vẫn không lùi làm tôi cũng hoảng quá trời. Ơn trời, giờ thì tốt rồi, bằng không tôi cũng không biết làm sao nữa… Haiz! Thím phải nhớ mình còn có hai con nhỏ, thím có mệnh hệ gì bọn chúng sẽ phải làm sao đây? Chúng ta là hàng xóm láng giềng, nếu có khó khăn thím cứ nói với gia đình tôi, đừng câu nệ gì cả.

Nhìn Bin làm nũng trong lòng mẹ, thím nói với bé.

– Bin ngoan nghe bác hai nín đi, mẹ không sao đâu, con theo chị Mi đi rửa mặt xíu qua nhà bác ăm cơm.

Cu Bin còn sụt sùi không muốn rời mẹ thì thím hai nói với bé Mi bên cạnh nãy giờ đứng im lặng.

– Mi, con dẫn cu Bin đi rửa mặt sạch sẽ rồi dẫn em qua nhà bác chơi với bé Na, xíu bác về dọn cơm cho mấy đứa ăn. Bi giờ mẹ hai đứa cần nghỉ ngơi mới mau khỏe được biết không?

Bé Mi ngoan ngoãn vâng dạ.

– Dạ bác hai.

Rồi Mi tiến đến bên giường nắm tay em trai nói.

– Bin theo hai ra sau nhà rửa mặt, đừng khóc nữa nha. Mẹ phải được nghỉ ngơi mới mau khỏi bệnh được.

Bin sụt sịt mũi, nấc lên vài cái mới bò khỏi lòng mẹ theo chị hai đi rửa mặt.

Hai bé ra khỏi phòng, thím hai dọn dẹp các vật dụng trên bàn nhỏ bên cạnh cho gọn, rót một ly nước ấm đưa cho cô.

– Thím uống chút nước cho đỡ khô cổ, sốt cao mất rất nhiều nước, cần uống nhiều nhiều vào, bổ sung lượng nước đã mất đi sẽ mau khỏe hơn.

Cô gật đầu cảm ơn, hiện cổ họng đau rát thật khó mở miệng nói chuyện. Bưng ly nước uống từ từ, thật khó chịu nhưng cô vẫn cố uống hết. Uống xong ly nước, cô cảm thấy cổ họng bớt khô rát như và có thể nói được vài lời khàn khàn đứt quãng.

– Cám… ơn… thím.

Thím hai phì cười.

– Ơn nghĩa gì, chòm xóm giúp đỡ được gì thì tôi giúp thôi. Thím đợi tôi về bưng bát cháo qua, ăn xong, uống thêm liều thuốc sẽ mau khỏe thôi.

Thím hai vén màn đi ra khỏi buồng.

Còn lại mình Hương Lê nằm yên trên giường, cô bồi hồi nghĩ về đời trước. Vì tìm người chồng lên Sài Gòn làm việc rồi biệt luôn không tung tích, khi hai con được bốn tuổi cô mang bọn trẻ rời quê lên phố thị tìm anh. Nơi đất khách xa lạ, chịu bao cay đắng, khổ cực và mất cả mạng sống vẫn chưa một lần gặp được anh, bỏ lại hai con thơ dại không người chiếu cố. Có lẽ ông trời thương tình thêm một lần làm lại từ đầu, lần này cô muốn sống vì mình và hai con. Còn anh… nếu anh vẫn bình yên và nhớ mẹ con cô thì hy vọng anh sẽ trở về. Cô đang mãi nghĩ thì nghe tiếng thím hai hỏi bên tai.

– Thím tư xuống giường lại bàn ăn được không? Nếu không tôi bưng lại giường cho thím.

Cô trả lời giọng khàn khàn yếu ớt.

– Dạ, thím để trên bàn đó, em đi qua bên bàn ăn sẽ thuận tiện hơn.

Vén tấm chăn mỏng khỏi người, xỏ chân vào đôi dép nhựa bạc màu, cô lê từng bước nhỏ tiến lại chiếc bàn con. Hương cháo phản phất bay khắp buồng, mùi thơm thôn quê đặc trưng bao năm cô chưa nếm lại. Từng muỗng cháo nóng ấm trôi vào bụng, mũi có chút lên men, cô xúc động tình chòm xóm tốt đẹp này. Cổ họng râm ran nhói đau, miệng đắng chát nhưng ăn cháo không đến nỗi khó nuốt như tưởng tượng, chẳng mấy chốc cô giải quyết sạch cháo trong bát.

Thấy cô ăn hết cháo mình bưng qua, thím hai vui vẻ lấy thuốc và nước cho cô uống, rồi thuận tay thu dọn bát cháo trên bàn.

– Tốt quá, ăn được là mau khỏe lắm. Đây, thím uống hết mấy viên thuốc này rồi lên giường nghỉ ngơi, tôi về bên nhà xem mấy đứa trẻ thế nào.

– Dạ, cám ơn thím.

Hương Lê uống thuốc xong nghe lời thím hai trở lại giường nghỉ ngơi.

Hương Lê nằm trở lại giường, thím hai mới yên tâm mỉm cười cầm bát cháo không về nhà mình.

Có lẽ trong người có bệnh, thêm tác dụng của thuốc mà chẳng mấy chốc cơn buồn ngủ kéo đến, đôi mắt cô trĩu nặng “Buồn ngủ quá! Thôi ngủ một giấc rồi tính sau”.

Cô ngủ thật sự trầm, đủ lâu đến khi tỉnh lại lần nữa đã năm giờ chiều, mở mắt nhìn quanh vẫn không thay đổi, lúc này cô thật xác định sự việc diễn ra lúc trưa không phải mình mơ, cô vui vẻ xuống giường tìm hai con yêu.

Vén màn nhìn thấy hai bé cặm cụi lặt đậu phộng trong phòng khách, thời gian này đang là đợt thu hoạch đậu, lần này do cô quá tham việc, không chú ý mới để bệnh nặng một trận. Phần đậu phộng đang thu dang dỡ đã được nhà thím hai giúp nhổ hết đem về để trong sân. Bây giờ cô chỉ cần chặt cành đem phơi khô, vặt lấy củ là được. Cô tính đợt thu hoạch lần này chỉ đem bán một nửa, nửa kia chừa một ít làm thức ăn còn bao nhiêu thì đem đi ép lấy dầu, có dầu thức ăn nấu sẽ thơm ngon hơn. Cô quyết đời này không để hai con thiếu thốn hay vất vả như trước nữa.

Mở miệng gọi hai con.

– Bé Mi và cu Bin đã ăn gì chưa?

Nghe mẹ gọi, hai đứa bé bỏ việc dỡ trong tay chạy lại bên cô, cu Bin cười nói.

– Mẹ khỏe rồi ạ, mẹ xem Bin ngoan chưa đang giúp mẹ lặt đậu nè.

Cô xoa đầu Bin khen ngợi.

– Mẹ khỏe rồi, Bin mẹ giỏi lắm!

Bé Mi ra dáng chị hai hơn dù cả hai sinh cách nhau chỉ vài phút.

– Tụi con ăn cơm trưa rồi, tối nay bác hai nói qua nhà bác ăn cơm. Bác nói mẹ ngủ dậy thì đừng nấu gì cả, bữa tối để bác lo.

– Ừm, vậy hôm nay nhà mình phiền nhà bác hai, các con ngồi đây chơi để mẹ đi nấu chút nước tắm.

Bé Mi nghe mẹ muốn đi nấu nước tắm thì tranh việc.

– Để Mi giúp mẹ đun nước.

Cu Bin cũng lăng xăng.

– Bin cũng muốn giúp mẹ nữa.

– Được rồi, vậy mẹ con mình đi nấu nước cho cả nhà cùng tắm.

Cơm tối hai đứa trẻ sang nhà thím hai ăn, cô ăn cháo cho hết ngày hôm nay, theo thím hai nói đó là món cháo khỏe, ăn tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa người ốm. Thực ra món cháo này nấu rất đơn giản, chỉ cần hầm gạo với lửa nhỏ cho nát ra sau đó đập trứng gà vào quậy đều, nêm nếm vừa ăn cho thêm nhiều tiêu và hành lá cắt nhỏ và ăn khi đang nóng sốt cho mồ hôi toát ra là được.

Hương Lê vừa ăn cháo vừa nghĩ “Qua tuần khỏe hẳn mình sẽ ra rừng Sát giăng lưới kiếm chút tôm cá cho hai con bổ sung dinh dưỡng, tôm cá ở đây dồi dào, không cần đi xa cũng lưới được. Năm nay lúa gạo mất mùa nhưng bù lại các loại đậu đỗ, khoai củ lại trúng nên không đến nỗi đói.”

Sau bốn ngày bận rộn chặt bỏ lá đậu đem phơi, giờ chỉ còn việc chờ chúng thật khô thì vặt lấy củ, một số đem bán còn lại cất ăn dần như dự định.

Hôm đem đỗ đi bán, cô thu được ba trăm ngàn đồng, phần đỗ đem ép lấy dầu, ép ra thu được hai mươi lít dầu phộng, có dầu nấu ăn, dù nấu chay thì thức ăn vẫn thơm ngon hơn. Cô ráng dè sẻn sử dụng trong năm cũng tạm đủ.

Dân quên nhà nhà đều có một mảnh rau tự trồng, đi chợ chủ yếu mua gia vị, thịt cá, đồ dùng trong nhà. Mua rau khi trong vườn không có mới phải mua để đổi chút hương vị thức ăn mà thôi. Nhà cô cũng trồng một ít rau củ, mấy hôm bị ốm được thím hai tưới giúp nếu không chúng héo rũ thì chỉ còn bỏ đi hết cả.

Nhìn đám vườn cỏ mọc lún phún, đám cải con bị sâu ăn lỗ chỗ lá, có bụi trơ cả gốc thật thảm thương, hai con sung phong bắt đám sâu đem cho gà ăn, mỗi lần bắt được một chú liền cười nói rộn ràng, cô mỉm cười “Không phải bọn trẻ không biết đùa giỡn, vui thì cười, buồn thì khóc… do cuộc sống nơi phố hội quá khắc nghiệt nên hai con mới nhanh trưởng thành mà thôi. Mình đúng là người mẹ quá tệ, vì chấp niệm bản thân mà khiến hai con không có lấy tuổi thơ như chúng bạn, may mắn mình được làm lại một lần nữa.” Xắn tay áo lên, cô cầm nông cụ xơi đất cho xốp rồi tưới nước cho mớ rau trong vườn và hai gốc mướp trước sân nhà.

Đêm về khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả bên ngoài cửa sổ, nhìn hai con say giấc nồng trên giường cô suy tư cuộc sống tương lai của mấy mẹ con.

Kiếp trước, khi chưa lên đô thành, thu nhập chủ yếu của gia đình là nuôi gà bán thịt thêm chút nông sản như ngô khoai linh tinh, ngoài ra thì không còn gì nữa. Đến khi dời lên Sài thành không có ruộng nương, để kiếm tiền mưu sinh cô tập tành buôn bán, quảy gánh hàng rong bán trên các vỉa hè. Bổi sáng chủ yếu bán bún riêu, xế chiều bán quà vặt cho đám trẻ con. Cô nghĩ nghĩ “Hay bây giờ mình cũng buôn bán như thế để kiếm thêm? Nhưng mà ở đây chủ yếu là người lao động chân tay, việc bán bún thì chắc không khả quan, chỉ có bán quà vặt tại các trường học may ra có thêm tiền đi chợ. Còn tiền thu nhập từ nuôi gà, heo hay các nông sản mình sẽ để dành dùng khi cần thiết, còn phải để dành học phí cho các con nữa chứ, hai năm nữa là hai đứa đều đến tuổi đi học rồi.”

Hương Lê nhẩm tính trong lòng “Sắp tới vụ hè thu, cần tranh thủ làm đất gieo mạ để kịp vụ mùa sắp tới này, một mình tự làm thì có hơi quá sức, không khéo lại như lần này bị bệnh nữa thì khốn, cũng không thể để mặc các con như trước được. Xem ra mình cần trích một khoản tiền thuê người cày xới đất. Ừm, quyết định vậy đi!” Đang suy nghĩ miên man thì cơn buồn ngủ kéo díp đôi mắt “Thôi đi ngủ trước đã mai tính tiếp…”